1. Cơ thể sưng phù
Bác sĩ Lý Á Bằng cảnh báo, việc xuất hiện tình trạng sưng phù là triệu chứng đầu tiên của bệnh suy tim và nó có thể xảy ra ở mọi bộ phận trên cơ thể. Nếu bạn cảm thấy quần áo ngày càng chật trong thời gian ngắn, vòng eo tăng đột ngột, mặt và cổ sưng phồng thì nên lưu ý đến việc đi khám.
2. Có áp lực trong lồng ngực, đôi khi đau ngực
Nếu bạn cảm thấy có vật gì đó đè lên ngực, thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau tức ngực, cũng có thể là dấu hiệu của suy tim.
3. Luôn thức giấc vào nửa đêm
Nếu người bệnh tiểu đường có kèm theo bệnh tim, cao huyết áp mà luôn thức giấc nửa đêm, cảm thấy khó thở đến mức phải ngồi dậy mới đỡ, lúc này cần cảnh giác sớm với tình trạng suy tim.
4. Hồi hộp, khó thở, nhịp tim nhanh
Nếu bị suy tim, người tiểu đường sẽ cảm thấy hồi hộp, khó thở và mạch đập nhanh, có thể lên tới hơn 100 nhịp mỗi phút, kèm theo đó là hoảng sợ và căng thẳng.
5. Chán ăn, buồn nôn và táo bón
Nếu gặp vấn đề ở tim, người tiểu đường có thể thấy no trong nhiều giờ sau bữa ăn, đôi khi đau bụng, táo bón, buồn nôn và đau.
6. Luôn cảm thấy mệt mỏi
Nếu một người bệnh tiểu đường lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, dù có ngủ đủ giấc cũng không cải thiện được, khó thở hoặc thở hổn hển sau khi di chuyển lên cầu thang thì lúc này cần hết sức cảnh giác cao độ với bệnh suy tim.
7. Chóng mặt
Chóng mặt cũng là một triệu chứng phổ biến của bệnh suy tim. Người tiểu đường luôn cảm thấy mọi đồ vật xung quanh đều xoay tròn, kèm theo đó là cảm giác buồn nôn và nôn.
Mướp đắng
Mướp đắng có chứa một hợp chất giống insulin gọi là Polypeptide-p hoặc p-insulin, chất này đã được chứng minh là có thể kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên.
Nghiên cứu năm 2011, được công bố trên Journal Ethnopharmacolgy, cho thấy việc uống nước ép mướp đắng trong 4 tuần có thể giảm đáng kể lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.
Mộc nhĩ
Mộc nhĩ rất phù hợp với thể trạng bệnh tiểu đường vì nó có chứa polysaccharid, vitamin, protein, caroten, kali, natri, canxi, sắt và rất nhiều khoáng chất quý báu. Trong đó polysaccharid của mộc nhĩ có tác dụng hạ đường huyết.
Các thí nghiệm cho thấy polysaccharid trong nấm có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những con chuột mắc bệnh tiểu đường.
Dưa chuột
Dưa chuột là loại rau củ lành mạnh bởi chúng ít calo. Hơn nữa, chất propylene glycol chứa trong dưa chuột có thể ức chế quá trình chuyển đổi carbohydrate thành chất béo trong cơ thể.
Đối với những bệnh nhân đái tháo đường, béo phì, huyết áp cao, ăn 100gr dưa chuột mỗi ngày sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn.
Cà rốt
Cà rốt chứa lượng caroten rất quý báu, cùng quercetin và kaempferol. Trong đó, caroten có thể làm tăng lưu lượng máu của động mạch vành, hạ lipid máu và hạ huyết áp. Ngoài ra, ăn cà rốt thường xuyên cũng có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.